Ai Mua Xe Rác? Mặc Cảm Tội Lỗi Và Sự Chuộc Tội – Túi Khôn Nhà Thiền Cho Cuộc Sống Hiện Đại ( phần 2 )

Mặc Cảm Tội Lỗi Và Sự Chuộc Tội

    Cách đây vài năm, một phụ nữ người Úc thường đến gặp tôi ở chùa để tìm sự giúp đỡ. Có rất nhiều người hay tìm đến các nhà sư để bày tỏ nỗi khổ của họ, thay vì đi đến các bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý trị liệu. Có lẽ tại chùa chúng tôi không lấy tiền chăng?

    Người phụ nữ kia rất đau khổ vì bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi. 6 tháng trước đây, cô làm việc trong một nhóm khai thác hầm mỏ ở miền tây bắc nước Úc. Công việc tuy cực nhưng lương bổng khá. Ngoài giờ làm việc, cô chẳng có gì để giải trí. Một chiều chủ nhật nọ, cô đề nghị một cặp vợ chồng người bạn gái đi cùng với cô tham quan cảnh đẹp trong vùng. Cả hai vợ chồng người bạn gái đều từ chối, nhưng đi chơi một mình đâu có vui, nên cô đã năn nỉ thuyết phục và sau cùng họ nhận lời. Trên đường đi đã xảy ra tai nạn. Chiếc xe hơi đụng ổ gà và lăn mấy vòng, đâm xuống mương. Cô bạn gái chết ngay tại chỗ. Người chồng thì bị nát cả hai chân. Trong khi cô, là người chủ mưu chuyến đi chơi, thì không bị thương tích gì.

    Cô nói trong sự ân hận: “Nếu tôi không rủ họ đi thì giờ này cô bạn của tôi vẫn còn sống và chồng cô ấy vẫn còn đủ hai chân. Tức nhất là họ không muốn đi, mà vì tôi ép quá nên họ đã đi. Lỗi tại tôi. Tôi thật đáng trách quá!”

    Ý nghĩ đầu tiên khởi trong đầu tôi là phải tìm cách an ủi cô. Nói cho cô biết đó không phải là lỗi tại cô, vì cô đâu có muốn tai nạn xảy ra, và cô cũng đâu có ý muốn hại bạn. Tai nạn xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn, hay nên bỏ qua và đừng mặc cảm tội lỗi nữa. Nhưng tôi chưa kịp nói thì ý nghĩ thứ hai đã khởi lên: chắc chắn có nhiều người đã nói với cô như vậy rồi, nhưng rõ ràng là không có hiệu quả. Tôi bèn ngưng lại vài giây, nhìn sâu vào vấn đề và nói:

    “Cô cảm thấy tội lỗi. Như vậy là tốt.”

    Cô đang buồn rầu bỗng biến thành kinh ngạc, rồi từ kinh ngạc chuyển sang thở phào nhẹ nhõm. Cô chưa từng nghe ai nói như vậy: “Nói cô mặc cảm tội lỗi là tốt.”

    Thế là tôi đã đoán trúng. Cô cảm thấy tội lỗi vì đã gây ra tai nạn. Cô mang cảm tội lỗi bởi vì nhiều người đã nói với cô là không nên có mặc cảm tội lỗi, mà cô vẫn cứ có mặc cảm tội lỗi. Do đó, cô đã có tới hai mặc cảm tội lỗi! Mà cảm thứ nhất là gây ra tai nạn, mà cảm thứ hai là nuôi dưỡng mà cảm tội lỗi. Cái tâm của con người làm việc rắc rối như vậy!

    Vì cô mang tới hai mặc cảm tội lỗi, nên cách tốt nhất là làm cho cô nhẹ bớt đi một cái, bằng cách cho phép nó hiện hữu. Khi tôi nói: “Cô cảm thấy tội lỗi là tốt”, đó là đã cho phép cô được quyền có mặc cảm tội lỗi. Và như thế, cô chỉ còn lại một mặc cảm tội lỗi!

    Bài học:

    Một ngạn ngữ có nói: “Khi trời tối, hãy thắp lên một đèn cầy, thay vì đứng đó than trời tối.” Khi đứng trước một vấn đề, chúng ta có thể làm bất cứ chuyện gì khác ngoài việc bực mình, dù việc đó chỉ là ngồi yên trong giây lát, thay vì hận trời, mặt đất.

    Mặc cảm tội lỗi là một cái gì khác với sự thương tiếc. Trong văn hóa của chúng ta, hai chữ “tội lỗi” là một bản án kết tội. Nếu không có ai kết tội ta, thì nhiều khi chính ta tự kết tội mình bằng mặc cảm tội lỗi. Người phụ nữ này cần có một hình phạt để cảm thấy mình bớt tội. Vì thế, nếu bảo cô hãy bỏ qua và quên đi, thì thâm tâm cô sẽ không bao giờ nghe. Do đó, tôi đã đề nghị cô nên làm một việc thiện nguyện, như vào nhà thương phụ giúp các ban cấp cứu tai nạn xe cộ. Trong trường hợp này, cô sẽ giải quyết dần mà cảm tội lỗi ban đầu bằng cách ra công phụng sự, giúp đỡ kẻ khác để chuộc lại tội lỗi của mình.

    Bạn có thắc mắc gì về bài viết này không?

    📝 Hành Giả

    Danh Mục

    Bài Mới

    Ứng dụng A.I giải đáp Phật học

    Tôi sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên, hướng dẫn và giúp bạn hiểu rõ hơn về giáo lý Phật giáo. Qua quan sát và lắng nghe, ta có thể tư vấn về câu chuyện cuộc đời bạn, khám phá những khía cạnh tâm linh vốn có sẵn trong lòng.

    Phật học dành cho tuổi trẻ

    © 2024 Giác Ngộ Online