Giác Ngộ là blog Phật học của những hành giả đang học và thực hành theo các pháp môn của Phật. Nơi đây sẽ chia sẻ hành trình theo quan điểm và cách hiểu của các tác giả. Các bài viết trong chuyên mục Blog cần được đọc, hiểu và chiêm nghiệm. Những bài viết này có thể cùng quan điểm hoặc không cùng quan điểm với bạn, nhưng hãy tập trung vào tri thức chứ không phải quan điểm, các bài viết trên blog sẽ được giữ nguyên theo quan điểm của tác giả.

Bạn cũng có thể bổ sung các ý kiến về quan điểm của tác giả. Những đóng góp về website cũng như xin đăng ký trở thành tác giả có thể gửi về email: [email protected] 

pexels-photo-4320735-4320735.jpg

37 PHÁP HÀNH BỒ TÁT ĐẠO

Đại sư Ngulchu Gyelsay Thogme Sangpo biên soạnBảo-Thanh-Tâm chuyển Việt-ngữ theo lời yêu cầu của đại sư Garchen Triptul Rinpoche, Drikung Mahayana Center, Maryland, Hoa Kỳ vào tháng Tư năm 2001.  1. Đã được thân người quý hiếm đầy đủ sự tự do và may mắn, vậy hãy chuyên cần lắng nghe, suy tư và thiền quán bất kể ngày đêm để giải thoát cho chính mình và chúng sanh khỏi biển khổ luân hồi – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 2. Vì quyến luyến người thân, ta bị khuấy động như sóng nước. Vì hận ghét kẻ thù, ta bị thiêu đốt như lửa cháy. Bởi vậy trong bóng tối của sự hỗn độn, ta quên bẳng những gì nên làm và những gì không nên làm. Hãy từ bỏ bản ngã – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 3. Xa lánh các đối tượng xấu, phiền não sẽ dần giảm thiểu. Gìn giữ không để thất niệm, các pháp thiện sẽ tự nhiên trong sáng, đức tin ở giáo lý sẽ phát khởi. Hãy tu tập thanh tịnh – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 4. Thân bằng quyến thuộc lâu năm vẫn sẽ phải chia tay. Tài sản tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt cũng sẽ phải bỏ lại. Thần thức, khách trọ trong căn nhà thân xác, rồi sẽ phải ra đi. Đừng bám víu vào kiếp sống này – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 5. Liên hệ với ác tri thức/bạn xấu sẽ làm tam độc gia tăng trong những lúc ta học hỏi, suy tư và tu tập. Họ sẽ làm tâm từ bi của ta thối thất. Hãy tránh xa ác tri thức/bạn xấu – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 6. Nương cậy nơi đạo sư/thiện tri thức, lỗi lầm của ta sẽ tiêu trừ, và đức hạnh ta sẽ viên mãn (tiến triển như trăng tròn). Hãy quý trọng các vị đạo sư hơn cả thân xác của mình – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 7. Bị trói buộc trong ngục tù của luân hồi sanh tử, làm sao những vị trời phàm tục có thể mang lại sự hộ trì cho ta được? Bởi vậy có quy y thì hãy quy y nơi Tam Bảo, nơi nương tựa chân thật – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 8. Đấng Toàn Giác từng nói tất cả những nỗi thống khổ không thể tả trong ba đường ác đều là hậu quả của ác nghiệp. Bởi vậy dù có mất mạng, ta quyết không làm điều ác [gây nghiệp xấu] – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 9. Như giọt sương trên đầu ngọn cỏ, lạc thú trong ba cõi chỉ trong thoáng chốc rồi tan biến. Hãy phấn đấu đạt đến trạng thái tối thượng của giải thoát – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 10. Khi những bà mẹ từng yêu thương ta từ vô thỉ đang chịu khổ đau, thì hạnh phúc của riêng mình có ích lợi gì? Bởi vậy muốn cứu độ vô lượng chúng sanh phải đào luyện chí hướng vị tha – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 11. Tất cả khổ đau đều do sự ước muốn hạnh phúc cho bản thân, trong khi chư Phật toàn giác xuất phát từ tâm vị tha. Bởi vậy hãy đánh đổi hạnh phúc của ta lấy sự khổ đau của chúng sanh – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 12. Mặc dù có kẻ vì lòng tham khôn cùng, thúc đẩy hắn trộm cắp hoặc bảo kẻ khác tước đoạt tài sản của ta, hãy tha thứ/hiến cho hắn thân thể, của cải và công đức ta đã góp nhặt, trong quá khứ, hiện tại và tương lai – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 13. Mặc dù có kẻ muốn chặt đầu ta trong khi ta không hề làm điều gì sai trái, hãy phát tâm từ bi thọ nhận tất cả tội ác của họ – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 14. Mặc dù có kẻ tuyên cáo cho cả ngàn thế giới những chuyện xấu xa về ta, hãy lấy tâm từ bi hoàn trả lại bằng cách tuyên dương những đức tính của họ – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 15. Mặc dù có kẻ phỉ báng chế nhạo ta giữa công cộng trước đám đông, hãy cúi lạy và tôn kính họ, xem họ như một vị đạo sư – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 16. Mặc dù kẻ mà ta chăm sóc thương yêu như con xem ta như kẻ thù, hãy đối xử với họ như một bà mẹ hiền yêu thương đứa con bệnh hoạn – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 17. Nếu có kẻ ngang hàng hoặc thấp kém hơn ta, chỉ vì kiêu mạn, lại đi gièm pha ta, hãy đặt họ lên đỉnh đầu với sự tôn kính như ta làm đối với vị bổn sư – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 18. Mặc dù sống trong nghèo khó và thường xuyên bị khinh miệt, mắc bệnh hiểm nghèo và bị tà ma quấy rối, nhưng ta không chút sờn lòng. Hãy gánh nhận tội ác và khổ đau của chúng sanh – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 19. Dù ta có nổi tiếng và được mọi người trọng vọng, cũng như giàu có tương đương với Tỳ sa môn thiên vương [vị trời chủ về của cải], hãy nhận rõ sự phù phiếm của danh lợi, chẳng có gì đáng để tự phụ – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 20. Khi mà sân hận là kẻ thù chính [nội ma] chưa thể khống chế được, thì dù có chinh phục được những kẻ thù bên ngoài, cũng chỉ làm cho chúng [kẻ thù bên trong ta] gia tăng mà thôi. Bởi vậy ta hãy điều phục tâm bằng hai đạo quân Từ và Bi – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 21. Dục lạc cũng như nước muối, càng uống càng thèm khát. Hãy buông bỏ ngay những gì gây ra tham ái – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 22. Vạn pháp đều do tâm tạo. Từ khởi thủy, bản tánh tâm không hề bị chấp trước trong các biên kiến [vọng tưởng cực đoan]. Hãy hiểu biết điều này như thế, và đừng để tâm bị lôi cuốn vào vòng nhị nguyên [chủ thể và đối tượng] năng sở đối đãi – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 23. Khi đối diện với các đối tượng hấp dẫn, dù thấy chúng đẹp đẽ như cầu vồng giữa hạ, hãy biết rằng chúng không có tự tánh và hãy xả bỏ luyến ái chấp thủ – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 24. Mọi hình thức khổ đau đều như mộng ảo (tựa cái chết của đứa con trong giấc ngủ của bà mẹ). Chấp các huyễn ảnh là thật có sẽ làm nhọc tâm ta. Bởi vậy khi gặp nghịch cảnh, hãy xem chúng như ảo huyễn – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 25. Kẻ tầm cầu giác ngộ có khi phải xả bỏ cả thân mạng, vậy cần gì phải để ý đến vật chất bên ngoài. Hãy bố thí mà không cầu mong sự đền đáp – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 26. Nếu không giữ giới, ta không thể gặt hái được thành quả gì, đừng nói chi đến ước muốn làm lợi ích chúng sanh, điều này thật đáng buồn cười. Bởi vậy hãy trì giới mà không có sự mong cầu của thế gian – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 27. Đối với những vị Bồ tát muốn vun bồi công đức, thì những kẻ làm hại họ lại là những bảo vật quý báu. Bởi vậy hãy tập nhẫn nhục với tâm không hận thù – Đấy là pháp hành Bồ tát đạo. 28. Ngay như hàng Thanh văn và Độc giác, chỉ

Read More »
pexels-photo-2730217-2730217.jpg

Tìm Lại La Bàn Cuộc Đời: Mục Đích Sống Là Gì?

Cuộc sống như một chuyến hành trình dài, đầy những ngã rẽ bất ngờ và thử thách cam go. Chúng ta, những người lữ khách trên hành trình ấy, đôi khi lạc lối, hoang mang tự hỏi: Mình đang đi đâu? Mục đích của tất cả là gì? Bài viết này sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi muôn thuở ấy, không phải từ góc độ tôn giáo hay triết lý cao siêu, mà từ chính những trải nghiệm thực tế, gần gũi nhất. 1. Hạnh Phúc Phù Du Và Cái Bẫy Của Bản Ngã Ai trong chúng ta cũng khao khát hạnh phúc. Chúng ta miệt mài làm việc để có một cuộc sống đủ đầy, vun vén các mối quan hệ để tìm kiếm tình yêu và sự kết nối, theo đuổi đam mê để thỏa mãn khao khát của bản thân. Nhưng thực tế phũ phàng là: hạnh phúc thường đến rồi đi, như cơn gió thoảng, khó nắm bắt, khó giữ gìn. Hôm nay bạn có thể hạnh phúc tột độ vì một thành công nào đó, nhưng ngày mai, bạn có thể lại chìm trong đau khổ vì một biến cố bất ngờ. Vòng luẩn quẩn của hạnh phúc và khổ đau khiến chúng ta mỏi mệt, chán chường. Tại sao lại như vậy? Bởi vì chúng ta thường nhầm lẫn giữa việc “thoát khỏi khổ đau” và “theo đuổi hạnh phúc”. Chúng ta bị bản ngã – cái tôi cá nhân ích kỷ – điều khiển, khiến ta luôn khao khát những điều tốt đẹp cho bản thân, sợ hãi những điều tồi tệ, dẫn đến tham lam, sân hận, si mê. Và chính những điều này trói buộc chúng ta vào vòng xoay bất tận của khổ đau. 2. Thoát Khỏi Cái Bóng Của Hạnh Phúc, Nhìn Thẳng Vào Sự Thật Của Khổ Đau Để tìm thấy mục đích sống đích thực, trước tiên, chúng ta cần thoát khỏi cái bóng của hạnh phúc phù du, nhìn thẳng vào sự thật của khổ đau. Hãy thử quan sát kỹ hơn, chúng ta sẽ nhận ra: Thấu hiểu được bản chất của khổ đau chính là bước đầu tiên để giải thoát khỏi nó. 3. Mục Đích Sống: Hành Trình Giải Thoát Khỏi Khổ Đau Nếu như hạnh phúc chỉ là cảm giác nhất thời, phù du, thì sự giải thoát khỏi khổ đau mới chính là mục tiêu tối thượng, là đích đến của cuộc sống. Giải thoát ở đây không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ phải trải qua đau khổ nữa, mà là chúng ta sẽ không còn bị khổ đau chi phối, không còn để nó điều khiển tâm trí và hành động của mình. Vậy làm thế nào để đạt được sự giải thoát đó? Câu trả lời nằm ở chính nội tâm của mỗi chúng ta. Thay vì chạy theo những thứ bên ngoài, hãy tập trung vào việc tu dưỡng bản thân, rèn luyện tâm trí: 4. Tìm Thấy Niềm Vui Trên Chính Hành Trình Của Bản Thân Khi tâm trí được giải phóng khỏi những ràng buộc của tham lam, sân hận, si mê, chúng ta sẽ tìm thấy sự an yên, tự tại đích thực – một trạng thái hạnh phúc bền vững, không phụ thuộc vào bất kỳ điều kiện nào bên ngoài. Và trên hành trình tìm kiếm sự giải thoát ấy, chúng ta sẽ khám phá ra những giá trị đích thực của cuộc sống: tình yêu thương, lòng biết ơn, sự cho đi và nhận lại. Hãy nhớ rằng, cuộc sống là một hành trình, không phải là đích đến. Hãy tận hưởng từng khoảnh khắc, trân trọng những gì mình đang có, và không ngừng nỗ lực để trở thành phiên bản tốt đẹp nhất của chính mình. Đó mới chính là mục đích sống đích thực mà chúng ta nên hướng đến. Bài viết được soạn lại dựa trên bài: Mục đích cuộc sống của sư Nguyên Tuệ

Read More »

Ai Mua Xe Rác? Bà Nói Gà Ông Nói Vịt – Túi Khôn Nhà Thiền Cho Cuộc Sống Hiện Đại ( phần 4 )

Bà Nói Gà Ông Nói Vịt Đây là một câu chuyện đắc ý của thầy tu thiền sư Ajahn Chah ở vùng Tây Bắc Thái Lan. Có một cặp vợ chồng mới cưới cùng nhau đi dạo trong rừng mùa hè. Sau bữa cơm chiều, họ đi với nhau rất hạnh phúc, cho tới khi cả hai cùng nghe một âm thanh phát ra từ xa: “Quạc… quạc…” “Nghe kìa! Đây chắc là một con gà!” người vợ nói. “Không phải đâu, đó là con vịt!” người chồng nói. “Không, em chắc nó là một con gà!” 10 phút cãi nhau, không thể nào thống nhất. Vì gà thường kêu “cục cục”, còn vịt mới kêu “quạc quạc”. “Đây chính là một con vịt đó, em.” Người chồng nói với giọng hơi bực mình. “Quạc… quạc…” Tiếng kêu lại tiếp tục vang ra trong rừng. “Đó, thấy chưa! Nó là một con vịt!” người chồng nói. “Không phải đâu, anh! Đó là một con gà! Em chắc chắn mà!” Người vợ quả quyết và dậm chân xuống đất. “Nghe nè em, đây là một con vịt! Vịt! Vịt! Nghe chưa!” Người chồng gắt lên. “Nhưng nó là một con gà!” Người vợ khẳng định lại. “Đây là một con vịt! Trời đánh! Quạc… quạc…” Tiếng kêu lại vang lên. Trước khi người chồng bực tức phát ra những lời thô tục, người vợ bật khóc: “Em nói đó là một con gà!” Khi thấy nước mắt của vợ chảy ra, người chồng mới sực nhớ là vì sao anh đã cưới nàng. Anh bèn dịu mặt và nói nhỏ nhẹ: “Anh xin lỗi! Anh nghĩ là em nói đúng! Đó là một con gà.” “Cảm ơn anh!” Người vợ vừa nói vừa siết mạnh tay chồng. “Như biết ơn.” “Quạc… quạc…” Tiếng kêu tiếp tục vang ra trong rừng và cặp vợ chồng kia lại sánh vai bước đi trong hạnh phúc của tình yêu. Bài học: Người chồng cuối cùng đã tỉnh ngộ rằng tiếng kêu kia, dù là con gà hay con vịt, đâu có quan trọng. Điều quan trọng là làm sao vợ chồng hoà thuận và có thể tiếp tục thưởng thức buổi đi dạo. Trong truyện đã có bao nhiêu cặp hôn nhân đổ vỡ vì những điều nhỏ nhặt không đáng? Đã có bao nhiêu cuộc ly dị chỉ vì những chuyện “gà” hay “vịt” như trên? Nếu kể câu chuyện này thì chúng ta sẽ nhớ lại những gì mình ưu tiên nhất. Hạnh phúc gia đình chắc chắn quan trọng hơn chuyện ai nói đúng, đó là con gà hay con vịt! Ngoài ra, đã có bao lần chúng ta tin chắc và nhất quyết là mình đúng, nhưng sau đó khám phá ra là mình sai bét, như thí dụ trên? Ai dám chắc đó là con vịt? Có thể đó là một con gà, nhưng vì anh bị nhầm cái gì đó, mắc nghẹn nên phát ra tiếng kêu giống như con vịt.

Read More »

Ai Mua Xe Rác? Những Kẻ Tội Phạm – Túi Khôn Nhà Thiền Cho Cuộc Sống Hiện Đại ( phần 3 )

Những Kẻ Tội Phạm Trước khi được hân hạnh giao phó công việc nặng nề là trụ trì, thì tôi thường thăm viếng những nhà tù ở Perth để giảng đạo. Mỗi lần như vậy, tôi đều ghi rõ số giờ làm việc, để lỡ ngày nào mà tôi bị bắt bỏ tù thì sẽ lấy nó ra trình để được ân xá. Ngày đầu tiên đến thăm một trại tù lớn ở Perth, tôi vô cùng ngạc nhiên thấy một số đông tù nhân đến nghe tôi giảng về thiền. Phòng giảng chật cứng, 95% số tù nhân trong trại đã đến nghe. Bắt đầu, mọi người đều yên lặng lắng nghe tôi giảng, nhưng tôi càng nói thì sự xì xào càng tăng. Sau khoảng 10 phút, một tù nhân giơ tay lên xin hỏi: “Tôi nghe nói tu thiền một thời gian thì người ta có thể bay bổng lên không. Việc này có thật không?” Nghe hỏi như vậy, tôi mới vỡ lẽ tại sao có quá đông tù nhân tới nghe tôi giảng. Họ tính học thiền để có thể nhấc bổng thân xác và bay qua khỏi tường ngục! Tôi trả lời họ là chuyện đó có thể làm được, nhưng đối với những người tu thiền thật giỏi, và phải mất nhiều năm tu luyện. Lần thứ nhì tôi trở lại nhà tù này thì chỉ còn vỏn vẹn bốn tù nhân tới nghe. Trải qua nhiều năm đến giảng tại các trại tù, tôi bắt đầu hiểu được một số tù nhân và khám phá ra họ đều có mặc cảm tội lỗi về những việc đã làm. Nhưng mà cảm này nằm sâu trong đáy lòng họ. Cả ngày lẫn đêm họ chỉ thổ lộ cho những người bạn thân nhất. Đứng trước công chúng hoặc người lạ, họ luôn tỏ vẻ đa nghi. Nhưng một khi bạn chiếm được cảm tình và được họ xem như một người hướng dẫn tinh thần, lúc đó họ sẽ mở lòng và tiết lộ tất cả những mặc cảm tội lỗi, khổ đau của họ. Bài học: Tôi thường khuyên những người bạn tù không nên nghĩ họ là kẻ tội phạm, mà chỉ là người đã phạm những hành động tội lỗi. Nếu chúng ta gọi họ là kẻ tội phạm, đối xử và xem họ như kẻ tội phạm, thì họ sẽ tin như vậy và trở thành những kẻ tội phạm. Đó là sự vận hành tự nhiên. Ví dụ, một đứa trẻ nọ đi mua sữa với mẹ trong siêu thị và làm rớt hộp sữa khi ra quầy tính tiền, làm sữa văng tứ tung. Người mẹ nổi giận mắng: “Mày thật là đứa vụng về!” Cách đó vài quầy tính tiền, một đứa trẻ khác làm rơi một lọ mật ong xuống đất. Lọ mật bể tung tóe và chảy bừa bãi ra sàn. Người mẹ này mắng: “Con đã làm một việc rất vụng về!” Đứa trẻ trước bị xem là kẻ vụng về, còn đứa trẻ sau chỉ bị xem là lỡ dại làm một việc vụng về. Đứa trẻ trước có nhiều triển vọng trở thành “kẻ vụng về” suốt đời, còn đứa trẻ sau sẽ học cách không lặp lại những việc vụng về. Tôi hỏi những người bạn tù hay nhớ lại xem trong ngày phạm pháp họ còn làm điều gì khác nữa không. Cùng trong năm phạm pháp và trong những năm tháng khác, họ đã làm gì khác. Và tôi nhắc đi nhắc lại với họ câu chuyện hai viên gạch xấu. Ta có thể xem “hai viên gạch xấu” tượng trưng cho tội ác, nhưng hãy nhớ trên bức tường kia còn nhiều viên gạch tốt khác. Vậy bạn là một “bức tường xấu” cần phải đạp đổ, hay bạn là một “bức tường tốt” với lắt đắt vài viên gạch xấu? Vài tháng sau khi tôi trở thành vị trụ trì tu viện và ngưng đi giảng ở trại tù, thì tôi nhận được một cú điện thoại của nhân viên cai tù mời tôi trở lại giảng. Ông ta nói đủ lời khen tặng mà tôi còn nhớ mãi tới nay. Ông nói những học trò tù của tôi, sau khi mãn hạn tù được thả, thì đi luôn, không bao giờ trở lại nhà tù nữa.

Read More »

Ai Mua Xe Rác? Mặc Cảm Tội Lỗi Và Sự Chuộc Tội – Túi Khôn Nhà Thiền Cho Cuộc Sống Hiện Đại ( phần 2 )

Mặc Cảm Tội Lỗi Và Sự Chuộc Tội Cách đây vài năm, một phụ nữ người Úc thường đến gặp tôi ở chùa để tìm sự giúp đỡ. Có rất nhiều người hay tìm đến các nhà sư để bày tỏ nỗi khổ của họ, thay vì đi đến các bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý trị liệu. Có lẽ tại chùa chúng tôi không lấy tiền chăng? Người phụ nữ kia rất đau khổ vì bị dằn vặt bởi mặc cảm tội lỗi. 6 tháng trước đây, cô làm việc trong một nhóm khai thác hầm mỏ ở miền tây bắc nước Úc. Công việc tuy cực nhưng lương bổng khá. Ngoài giờ làm việc, cô chẳng có gì để giải trí. Một chiều chủ nhật nọ, cô đề nghị một cặp vợ chồng người bạn gái đi cùng với cô tham quan cảnh đẹp trong vùng. Cả hai vợ chồng người bạn gái đều từ chối, nhưng đi chơi một mình đâu có vui, nên cô đã năn nỉ thuyết phục và sau cùng họ nhận lời. Trên đường đi đã xảy ra tai nạn. Chiếc xe hơi đụng ổ gà và lăn mấy vòng, đâm xuống mương. Cô bạn gái chết ngay tại chỗ. Người chồng thì bị nát cả hai chân. Trong khi cô, là người chủ mưu chuyến đi chơi, thì không bị thương tích gì. Cô nói trong sự ân hận: “Nếu tôi không rủ họ đi thì giờ này cô bạn của tôi vẫn còn sống và chồng cô ấy vẫn còn đủ hai chân. Tức nhất là họ không muốn đi, mà vì tôi ép quá nên họ đã đi. Lỗi tại tôi. Tôi thật đáng trách quá!” Ý nghĩ đầu tiên khởi trong đầu tôi là phải tìm cách an ủi cô. Nói cho cô biết đó không phải là lỗi tại cô, vì cô đâu có muốn tai nạn xảy ra, và cô cũng đâu có ý muốn hại bạn. Tai nạn xảy ra hoàn toàn ngoài ý muốn, hay nên bỏ qua và đừng mặc cảm tội lỗi nữa. Nhưng tôi chưa kịp nói thì ý nghĩ thứ hai đã khởi lên: chắc chắn có nhiều người đã nói với cô như vậy rồi, nhưng rõ ràng là không có hiệu quả. Tôi bèn ngưng lại vài giây, nhìn sâu vào vấn đề và nói: “Cô cảm thấy tội lỗi. Như vậy là tốt.” Cô đang buồn rầu bỗng biến thành kinh ngạc, rồi từ kinh ngạc chuyển sang thở phào nhẹ nhõm. Cô chưa từng nghe ai nói như vậy: “Nói cô mặc cảm tội lỗi là tốt.” Thế là tôi đã đoán trúng. Cô cảm thấy tội lỗi vì đã gây ra tai nạn. Cô mang cảm tội lỗi bởi vì nhiều người đã nói với cô là không nên có mặc cảm tội lỗi, mà cô vẫn cứ có mặc cảm tội lỗi. Do đó, cô đã có tới hai mặc cảm tội lỗi! Mà cảm thứ nhất là gây ra tai nạn, mà cảm thứ hai là nuôi dưỡng mà cảm tội lỗi. Cái tâm của con người làm việc rắc rối như vậy! Vì cô mang tới hai mặc cảm tội lỗi, nên cách tốt nhất là làm cho cô nhẹ bớt đi một cái, bằng cách cho phép nó hiện hữu. Khi tôi nói: “Cô cảm thấy tội lỗi là tốt”, đó là đã cho phép cô được quyền có mặc cảm tội lỗi. Và như thế, cô chỉ còn lại một mặc cảm tội lỗi! Bài học: Một ngạn ngữ có nói: “Khi trời tối, hãy thắp lên một đèn cầy, thay vì đứng đó than trời tối.” Khi đứng trước một vấn đề, chúng ta có thể làm bất cứ chuyện gì khác ngoài việc bực mình, dù việc đó chỉ là ngồi yên trong giây lát, thay vì hận trời, mặt đất. Mặc cảm tội lỗi là một cái gì khác với sự thương tiếc. Trong văn hóa của chúng ta, hai chữ “tội lỗi” là một bản án kết tội. Nếu không có ai kết tội ta, thì nhiều khi chính ta tự kết tội mình bằng mặc cảm tội lỗi. Người phụ nữ này cần có một hình phạt để cảm thấy mình bớt tội. Vì thế, nếu bảo cô hãy bỏ qua và quên đi, thì thâm tâm cô sẽ không bao giờ nghe. Do đó, tôi đã đề nghị cô nên làm một việc thiện nguyện, như vào nhà thương phụ giúp các ban cấp cứu tai nạn xe cộ. Trong trường hợp này, cô sẽ giải quyết dần mà cảm tội lỗi ban đầu bằng cách ra công phụng sự, giúp đỡ kẻ khác để chuộc lại tội lỗi của mình.

Read More »

Ai Mua Xe Rác? Hai Viên Gạch Xấu – Túi Khôn Nhà Thiền Cho Cuộc Sống Hiện Đại

Hai Viên Gạch Xấu Sau khi mua được một miếng đất để xây tu viện, chúng tôi mang nợ khá lớn. Miếng đất trống trơn, không có một chút mái che nắng. Trong những tuần đầu, chúng tôi phải ngủ trên những tấm cửa cũ mua lại. Trong sớm mai, chúng tôi lấy 4 miếng gạch để bốn góc và đặt tấm cửa lên trên làm giường. Đương nhiên là không có nệm, vì chúng tôi là sơn tặc mua đất xong, chúng tôi cần phải xây cất chánh điện và phòng ở. Là những tu sĩ nghèo, lấy đâu ra đủ tiền mà mướn các nhà thầu. Nội việc mua vật liệu và dụng cụ cũng đã quá đắt rồi. Thế là chúng tôi phải tự ra công xây lấy và tôi trở thành thợ đề bất đắc dĩ. Phải học cách xây nhà như đổ móng, chế xi măng, lót gạch, lợp mái, gắn ống nước… Trước khi đi tu, tôi là giáo sư vật lý tại một trường trung học, chưa bao giờ đụng tay tới những việc nặng nhọc như vậy. Nhưng sau vài năm, nhờ bị xây chùa như vậy mà tôi trở thành thợ nhà nghề. Việc xây một bức tường, mới nhìn qua tưởng dễ. Chỉ cần lấy cái bay, xúc một ít xi măng, trét xuống, rồi gắn một viên gạch lên trên, gõ nhẹ đầu này một chút, gõ nhẹ đầu kia một chút là xong. Nhưng khi bắt tay vào việc thì không dễ chút nào. Vì khi tôi gõ đầu này thì đầu kia của viên gạch lại dẫn lên, và khi tôi gõ đầu kia thì cái viên gạch sảy xuống, không còn nằm đúng hàng nữa. Thế là phải nhấc viên gạch ra, cạo xi măng và làm lại. Là một tu sĩ từng học hành, nên tôi kiên nhẫn làm đi làm lại, miễn sao tất cả viên gạch phải được sắp ngay thẳng, dù tốn bao nhiêu thời giờ cũng được. Thế rồi cuối cùng tôi cũng xây xong một bức tường gạch và lùi ra xa để chiêm ngưỡng nó. Đúng lúc đó, tôi mới nhìn thấy, hỡi ơi, có hai viên gạch méo! Tất cả với cả khác đều ngay hàng, nhưng hai viên này lú ra và hơi xệ xuống dưới. Nó làm xấu cả bức tường. Thật là uổng phí công lao. Lúc đó xi măng đã khô cứng, không thể lấy hai viên gạch này ra được nữa. Tôi bèn hỏi vị thầy trụ trì là tôi có phải phá bức tường này ra làm lại không, vì tôi đã dùng hai viên gạch méo làm hư bức tường. Nhưng thầy trụ trì bảo để nguyên như vậy. Trong lúc tu viện đang xây, lâu lâu có dạy người khác viếng thăm và tôi phải hướng dẫn họ đi vòng quanh xem công trình xây cất. Mỗi lần như thế, tôi luôn khéo léo tìm cách không cho họ đi ngang qua bức tường có hai viên gạch xấu. Nhưng một ngày kia, tôi vừa đi vừa nói chuyện với một người khách, thì vô tình ông ta ngó thấy bức tường của tôi. “Bức tường này đẹp đấy chứ!” ông khách nói như vậy. “Xin lỗi ông, ông có để quên mất kính ngoài xe không? Mắt ông có bị vấn đề gì không? Bộ ông không nhìn thấy hai viên gạch méo kia làm xấu cả bức tường sao?” tôi ngạc nhiên hỏi ông. Câu trả lời của ông đã thay đổi toàn diện cái nhìn của tôi về bức tường, vậy chính cá nhân tôi và về nhiều khía cạnh khác của cuộc đời. “Có chứ, tôi có nhìn thấy hai viên gạch méo kia, nhưng tôi cũng nhìn thấy được 998 viên gạch thắng còn lại.” Tôi nghe bàng hoàng. Lần đầu tiên, sau 3 tháng, tôi mới có thể nhìn thấy những viên gạch khác ngoài hai viên gạch méo kia. Bên trên, bên dưới, bên phải, bên trái của hai viên gạch này, tất cả những viên khác đều ngay hàng thẳng lối. Hơn nữa, những viên gạch tốt này, chúng nhiều hơn gấp trăm lần hai viên gạch xấu. Trước kia, mắt tôi chỉ nhìn thấy có hai viên gạch méo này và tôi giống như kẻ mù đối với những viên gạch khác. Đó là lý do vì sao tôi không thể chịu nổi khi nhìn bức tường và cũng không muốn ai khác nhìn thấy nó. Vì vậy mà tôi đã muốn đập phá nó đi cho khuất mắt. Giờ đây, tôi đã thấy được những viên gạch tốt kia, và nhìn chung bức tường cũng đẹp đấy chứ, giống như là ông khách nói. Mãi đến bây giờ, sau hơn 20 năm, tôi đã quên bẵng, không còn biết hai viên gạch xấu kia nằm chỗ nào nữa. Bài học: Không biết bao nhiêu cặp vợ chồng đã tan vỡ hoặc ly dị vì họ chỉ nhìn thấy “hai viên gạch xấu” nơi người kia. Đã có bao nhiêu người trong chúng ta trở nên chán đời và tự tử vì không còn nhìn thấy gì khác ngoài “hai viên gạch xấu” nơi mình. Trong khi đó, trên thực tế, chúng ta còn rất nhiều “viên gạch tốt” ở khắp bên trên, bên dưới, bên phải, bên trái nhưng lại không nhìn thấy. Chúng ta chỉ nhìn thấy lỗi lầm, nên muốn đập phá để không còn phải nhìn thấy nữa. Và tiếc thay, nhiều khi chúng ta đập nát luôn cả “bức tường đẹp” kia! Trong người chúng ta, ai nấy đều có “hai viên gạch xấu” nhưng cùng lúc cũng có rất nhiều “viên gạch tốt”. Một khi thấy được điều này, thì sự vật không còn tệ như ta tưởng. Không những chúng ta sống bình an hơn với chính mình, mà còn chấp nhận được những khuyết điểm của mình và của người khác.

Read More »
four person hands wrap around shoulders while looking at sunset

Tất cả mọi người đều là người tốt!

Tất cả mọi người đều là người tốt Trong cuộc sống, có không ít người nhìn thấy xung quanh mình những điều tiêu cực, họ cho rằng mọi người đều xấu và chỉ chăm chăm vào những khuyết điểm của người khác. Tuy nhiên, từ những trải nghiệm của bản thân, tôi đã học được rằng tất cả mọi người đều là người tốt. Đây không phải là một nhận định hời hợt hay lý tưởng hóa thực tế, mà là một nhận thức sâu sắc được hình thành qua quá trình thiền định và quan sát. Dù có những lúc người này, người kia đối xử với tôi không được thiện cảm, tôi hiểu rằng đó chỉ là những khoảnh khắc mà chúng tôi không cùng tần số, và có thể là do duyên nghiệp từ những kiếp trước. Việc của tôi là nhoẻn miệng cười và quay đi, bởi tôi thương cho họ, vì họ chưa nhìn thấy con đường mà họ có thể đi. Những bài học từ thiện cảm giúp tôi phát triển tâm hồn như một hành giả bồ tát. Bồ tát không chỉ là một hình tượng tôn giáo, mà còn là một biểu tượng cho lòng nhân ái và sự đồng cảm. Trong mỗi chúng ta, có một phần nào đó của bồ tát, một phần luôn hướng về sự tốt đẹp, yêu thương và tha thứ. Khi chúng ta giữ được thiện cảm trong lòng, chúng ta không chỉ giúp đỡ bản thân mà còn lan tỏa ánh sáng yêu thương đến những người xung quanh. Từ đó, chúng ta tạo ra một môi trường xã hội tốt đẹp hơn, nơi mà mọi người đều có thể phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tình yêu thương và lòng nhân ái Khi tôi nói rằng tất cả mọi người đều là người tốt trong tâm hồn, tôi không chỉ đơn thuần muốn khẳng định một quan điểm, mà muốn nhấn mạnh đến bản chất của con người. Dù có những lúc chúng ta có thể thấy những hành động tiêu cực, nhưng nếu nhìn sâu vào tâm hồn, chúng ta sẽ nhận ra rằng mỗi người đều mang trong mình những ước mơ, khát vọng và nỗi đau. Những hành động của họ có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ nỗi sợ hãi hoặc từ những trải nghiệm đau thương trong quá khứ. Bài học về thiện cảm từ hành giả bồ tát chính là chìa khóa giúp tôi nhận ra rằng tình yêu thương và lòng nhân ái là những giá trị cốt lõi mà mỗi người đều có thể phát triển. Khi tôi mở lòng và nhìn nhận người khác bằng ánh mắt từ bi, tôi không chỉ giúp họ cảm thấy được yêu thương mà còn giúp chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Lòng nhân ái không chỉ là một hành động, mà còn là một trạng thái tâm hồn, nơi mà chúng ta có thể cảm nhận được sự kết nối sâu sắc giữa mọi người với nhau. Những bài học quý giá Người tốt luôn mang lại thiện cảm cho xã hội. Khi một người sống với tâm hồn thiện lương, họ không chỉ mang lại niềm vui cho bản thân mà còn cho những người xung quanh. Những hành động nhỏ như một nụ cười, một lời chào hay một cử chỉ giúp đỡ đều có thể tạo ra những tác động tích cực lớn lao. Những người tốt không chỉ là những người làm điều tốt, mà còn là những người truyền cảm hứng cho người khác. Họ là những ánh đèn sáng giữa đêm tối, giúp dẫn dắt những người lạc lối tìm thấy con đường trở về. Bài học từ hành giả bồ tát nâng cao tần số của chúng ta. Khi chúng ta sống với lòng nhân ái, chúng ta không chỉ nâng cao năng lượng tích cực cho bản thân mà còn giúp nâng cao tần số của những người xung quanh. Một nghiên cứu của Đại học Harvard đã chỉ ra rằng những người sống tích cực có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của những người khác trong vòng bán kính 3 người. Điều này cho thấy rằng sự tốt đẹp không chỉ dừng lại ở một cá nhân mà còn lan tỏa ra cả cộng đồng. Hành giả và sự giác ngộ Người tốt luôn tìm kiếm bài học từ hành giả. Họ hiểu rằng cuộc sống là một hành trình học hỏi, nơi mỗi trải nghiệm đều mang đến những bài học quý giá. Những hành giả chân chính không chỉ sống với lòng từ bi mà còn luôn tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân. Họ nhận thấy rằng mọi người xung quanh đều là những người thầy, giúp họ nhận ra những khuyết điểm và phát huy những điểm mạnh của bản thân. Hành giả phát triển thiện cảm như bồ tát, không chỉ bằng những hành động bên ngoài mà còn thông qua sự chuyển hóa nội tâm. Khi chúng ta học cách nhìn nhận mọi người bằng tình yêu thương và sự thấu hiểu, chúng ta không chỉ giúp đỡ họ mà còn giúp chính mình trở nên tốt đẹp hơn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn cho toàn xã hội, khi mọi người cùng nhau hướng tới sự giác ngộ và phát triển. Tần số của sự đồng cảm Tần số của sự đồng cảm tạo ra người tốt. Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy yêu thương và thấu hiểu, chúng ta dễ dàng cảm nhận được nỗi đau và niềm vui của người khác. Điều này không chỉ giúp chúng ta kết nối với nhau mà còn giúp chúng ta trở thành những người tốt hơn. Sự đồng cảm không chỉ là một cảm xúc mà còn

Read More »
pexels-photo-1382732-1382732.jpg

Bản chất về tình yêu: Tham ái và hữu ái

Hiểu rõ về tình yêu Tình yêu là một trong những cảm xúc phức tạp và sâu sắc nhất mà con người có thể trải nghiệm. Trong bối cảnh này, khái niệm hữu ái và tham ái đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển các mối quan hệ tình cảm. Hữu ái, hay còn gọi là tình yêu vô điều kiện, đại diện cho sự chăm sóc, sự quan tâm và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các cá nhân. Nó tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự gắn bó bền vững, nơi mà mỗi người đều cảm thấy an toàn và được yêu thương. Ngược lại, tham ái lại liên quan đến khía cạnh dục vọng, sự khao khát và nhu cầu thể xác. Tham ái có thể thúc đẩy những cảm xúc mãnh liệt, nhưng nếu không được cân bằng với hữu ái, nó có thể dẫn đến sự bấp bênh và không ổn định trong mối quan hệ. Cảm xúc và sự gắn bó hình thành tình cảm sâu sắc, nơi mà cả hai khía cạnh này cần được hòa quyện một cách nhịp nhàng để tạo ra một tình yêu trọn vẹn và bền lâu. Tâm lý học về cảm xúc và tình yêu Trong tâm lý học, hữu ái và tham ái được xem như hai khái niệm khác nhau nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Hữu ái thường được xem là biểu hiện của tình yêu sâu sắc, nơi mà các cá nhân không chỉ yêu thương mà còn chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Trong khi đó, tham ái thường mang lại những cảm xúc mãnh liệt và có thể kích thích sự hứng thú, nhưng cũng dễ dẫn đến sự chiếm hữu và kiểm soát. Cảm xúc và sự gắn bó ảnh hưởng đến yêu thương một cách sâu sắc; khi có sự gắn bó, các cá nhân sẽ cảm thấy an toàn hơn để thể hiện bản thân và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc sâu kín nhất của mình. Nghiên cứu cho thấy rằng những mối quan hệ có sự gắn bó vững chắc thường dẫn đến sự hài lòng cao hơn và ít có khả năng tan vỡ hơn (Bowlby, 1982). Phân tích sự gắn bó trong các mối quan hệ Sự gắn bó là yếu tố thiết yếu tạo nên nền tảng cho các mối quan hệ bền vững. Hữu ái tạo ra một không gian an toàn, nơi mà các cá nhân có thể tự do thể hiện bản thân mà không sợ bị phán xét. Điều này rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau. Tham ái, mặc dù có thể tạo ra những cảm xúc mạnh mẽ và kích thích, nhưng nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến những xung đột và căng thẳng. Ví dụ, trong một mối quan hệ mà chỉ có tham ái mà thiếu hụt hữu ái, các cá nhân có thể cảm thấy không đủ an toàn và dễ dàng rơi vào trạng thái ghen tuông hoặc lo lắng. Do đó, việc cân bằng giữa hữu ái và tham ái là rất quan trọng để duy trì sự gắn bó trong các mối quan hệ. Tham ái: nguyên nhân và hậu quả Tham ái có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sự gắn bó trong tình cảm. Khi tham ái trở thành yếu tố chủ đạo trong một mối quan hệ, nó có thể dẫn đến những nhu cầu và mong muốn không được đáp ứng, gây ra sự thất vọng và xung đột. Khái niệm hữu ái và tham ái cần được phân biệt rõ ràng; hữu ái mang lại sự ổn định và an toàn, trong khi tham ái có thể tạo ra sự căng thẳng và không chắc chắn. Những mối quan hệ bị chi phối bởi tham ái thường dễ dàng tan vỡ hơn, vì thiếu vắng sự hỗ trợ và sự quan tâm mà hữu ái mang lại. Theo một nghiên cứu của Sternberg (1986), những mối quan hệ có sự cân bằng giữa ba yếu tố: đam mê, thân mật và cam kết thường bền vững hơn và ít có khả năng đổ vỡ. Yêu thương và cảm xúc tích cực Yêu thương là khái niệm cốt lõi của sự gắn bó. Nó không chỉ đơn thuần là sự thu hút hay khao khát mà còn là sự kết nối sâu sắc giữa các cá nhân. Yêu thương mang lại cảm xúc tích cực, giúp các cá nhân cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn. Tham ái, mặc dù có thể thúc đẩy dục vọng và tạo ra những cảm xúc mãnh liệt, nhưng nếu không được hỗ trợ bởi hữu ái, nó có thể dẫn đến sự trống rỗng và cô đơn. Khi cả hai yếu tố này được kết hợp một cách hài hòa, chúng tạo ra một mối quan hệ mạnh mẽ, nơi mà các cá nhân không chỉ yêu thương mà còn cảm thấy được yêu thương và tôn trọng. Sự tương tác giữa cảm xúc và tham ái Tham ái ảnh hưởng đến sự gắn bó trong tình cảm theo nhiều cách khác nhau. Khi tham ái được thể hiện một cách tích cực, nó có thể kích thích sự phát triển của cảm xúc và sự gắn bó. Tuy nhiên, nếu tham ái trở thành yếu tố chi phối, nó có thể dẫn đến sự căng thẳng và xung đột. Cảm xúc và dục vọng liên kết qua khái niệm hữu ái, nơi mà sự kết nối giữa các cá nhân không chỉ dựa trên nhu cầu thể xác mà còn trên sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Việc nhận thức rõ ràng về sự tương tác này có thể giúp các cá nhân xây

Read More »
geb176f125121e19dba25d8e5cec97b14c754fb6ef100fde7c90fa5a1913a06f512fe718a1f19e212a90ef1dca224a21d126028303cf8a371bde41e2a34bc525d_1280-4420676.jpg

Tứ Niệm Xứ: Chánh Niệm trong Cuộc Sống Hiện Đại

Khái niệm về Tứ Niệm Xứ trong bối cảnh hiện đại Tứ Niệm Xứ, hay còn gọi là “bốn nơi để chánh niệm”, là một khái niệm quan trọng trong triết lý Phật giáo, đặc biệt là trong việc thực hành thiền định. Trong bối cảnh hiện đại, Tứ Niệm Xứ không chỉ giúp chúng ta nâng cao chánh niệm trong cuộc sống mà còn mang lại cảm giác bình an và an lạc, điều mà nhiều người đang tìm kiếm trong thế giới đầy áp lực ngày nay. Việc áp dụng Tứ Niệm Xứ vào cuộc sống hàng ngày giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về bản thân, từ đó phát triển khả năng chánh niệm một cách tự nhiên và hiệu quả. Thiền định, một phần không thể thiếu của Tứ Niệm Xứ, giúp chúng ta kết nối với hiện tại, giải tỏa căng thẳng và tìm ra những giây phút bình yên giữa những bộn bề lo toan. Vai trò của chánh niệm trong cuộc sống hàng ngày Chánh niệm là một yếu tố thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày. Tứ Niệm Xứ giúp tôi nhận ra rằng việc thực hành chánh niệm không chỉ là một hoạt động thiền định mà còn có thể được áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Chẳng hạn, khi tôi thực hiện các công việc hàng ngày như ăn uống, đi bộ hay giao tiếp, việc giữ chánh niệm giúp tôi cảm nhận rõ hơn về từng khoảnh khắc, từ đó tạo ra sự an lạc trong tâm hồn. Bằng cách chú ý đến hơi thở, cảm giác và suy nghĩ của mình, tôi có thể giảm bớt những lo âu và căng thẳng, tạo ra một không gian an lành trong tâm trí. Chánh niệm không chỉ mang lại sự bình an mà còn giúp tôi phát triển nhận thức về bản thân và môi trường xung quanh, từ đó cải thiện mối quan hệ với người khác. Cách thực hành thiền định để đạt được an lạc Thiền định là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để thực hành Tứ Niệm Xứ và nâng cao chánh niệm. Tôi đã học được rằng việc dành thời gian mỗi ngày để thiền không chỉ giúp tôi tĩnh tâm mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự bình an và an lạc tự thân. Khi tôi ngồi thiền, tôi chú ý đến hơi thở của mình, cảm nhận từng nhịp thở và để cho những suy nghĩ trôi qua mà không bị cuốn theo. Qua thời gian, tôi nhận thấy rằng việc thiền định giúp tôi phát triển khả năng tập trung và kiên nhẫn, đồng thời làm giảm cảm giác lo âu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền định có thể làm giảm mức độ cortisol, hormone gây stress, từ đó mang lại lợi ích cho sức khỏe tâm lý và thể chất. Chẳng hạn, một nghiên cứu của Đại học Harvard cho thấy rằng thiền định có thể làm tăng kích thước vùng não liên quan đến cảm xúc tích cực và sự chú ý. Tự thân và sự phát triển của tự nhận thức Tự nhận thức là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển bản thân, và Tứ Niệm Xứ đóng vai trò then chốt trong quá trình này. Qua việc thực hành chánh niệm trong thiền định, tôi đã nâng cao khả năng tự nhận thức của mình, giúp tôi nhận ra những cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bản thân một cách rõ ràng hơn. Điều này không chỉ giúp tôi hiểu rõ hơn về chính mình mà còn tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cá nhân. Khi tôi có khả năng nhận diện và chấp nhận cảm xúc của mình, tôi có thể đối diện với những thách thức trong cuộc sống một cách bình tĩnh hơn. Tự nhận thức cũng giúp tôi phát triển lòng từ bi và sự thông cảm đối với người khác, từ đó xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bình an nội tâm: Chìa khóa cho cuộc sống hạnh phúc Bình an nội tâm là một trong những mục tiêu lớn nhất mà tôi hướng tới trong cuộc sống, và Tứ Niệm Xứ chính là chìa khóa giúp tôi đạt được điều đó. Khi tôi thực hành chánh niệm, tôi nhận ra rằng bình an nội tâm không phải là một trạng thái tĩnh mà là một quá trình liên tục. Tứ Niệm Xứ giúp tôi duy trì sự chú ý vào hiện tại, từ đó tạo ra một không gian yên tĩnh trong tâm trí, cho phép tôi sống trọn vẹn từng khoảnh khắc. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người thực hành chánh niệm thường có mức độ hạnh phúc cao hơn và ít gặp phải các vấn đề về tâm lý. Chánh niệm không chỉ nâng cao tự nhận thức mà còn giúp tôi phát triển những thói quen tích cực, từ đó xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và viên mãn hơn. Qua việc kết hợp Tứ Niệm Xứ vào cuộc sống hàng ngày, tôi đã tìm thấy một con đường dẫn đến bình an nội tâm và sự thỏa mãn trong cuộc sống hiện đại.

Read More »

Phật học dành cho tuổi trẻ

© 2024 Giác Ngộ Online